Quản trị hiệu suất giúp cải thiện chất lượng công việc và nâng cao giá trị cho doanh nghiệp. Nhà quản trị cần phải nắm rõ quy trình cũng như xu hướng thay đổi của việc quản trị này để đưa ra chiến lược phù hợp với tổ chức.
Quản trị hiệu suất là gì?
Quản trị hiệu suất là quá trình liên tục cải thiện năng suất làm việc bằng cách đưa ra các mục tiêu phù hợp cho các nhân và đội nhóm để hướng đến hoàn thành mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Quản trị hiệu suất đòi hỏi nhà quản trị cần phải lập ra được kế hoạch để đạt được mục tiêu, biết cách xem xét, đánh giá tiến độ và phát triển kiến thức, kỹ năng của mọi cá nhân trong tổ chức.
Một quy trình quản trị hiệu suất hiệu quả là nền tảng để gắn kết nỗ lực của nhân viên với mục tiêu chung của tổ chức và từ đó giúp quản lý và nhân viên nắm được rõ những nỗ lực và sự đóng góp giá trị bản thân vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Yếu tố quyết định quy trình quản trị hiệu suất hiệu quả
Mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm kinh doanh, văn hóa khác nhau. Để xây dựng chiến lược quản trị hiệu suất hiệu quả, nhà quản trị cần lưu ý đến những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quy trình quản trị hiệu suất để lựa chọn chiến lược phù hợp:
Thiết lập mục tiêu
Thiết lập mục tiêu là bước đầu tiên và không thể thiếu trong quá trình quản trị hiệu suất. Mục tiêu đưa ra phải đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chí SMART: Cụ thể rõ ràng, có thể đo lường được, có khả năng đạt được, phù hợp với tình hình thực tế và có tính thời hạn hợp lý. Đặc biệt, mục tiêu cần có sự ràng buộc giữa các đội nhóm, phòng ban và cá nhân với nhau để gia tăng sự liên kết, thống nhất trong toàn doanh nghiệp.
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã thiết lập mục tiêu từ cấp dưới đi lên. Theo đó, quản lý sẽ ngồi bàn bạc và thống nhất với nhân viên về công việc cũng như khó khăn hiện tại để nhân viên đưa ra những nhận xét, bổ sung cho mục tiêu của chính họ. Điều này giúp nhân viên phát huy được tính tự chủ, trách nhiệm với công việc và tạo tiền đề nâng cao chất lượng làm việc.
Minh bạch trong giao tiếp
Quản trị hiệu suất hiệu quả cần có tính công khai, minh bạch. Trong suốt quá trình, doanh nghiệp cần đối thoại, trao đổi cụ thể với các phòng ban, bộ phận và cá nhân để cả hai bên thống nhất với nhau: kế hoạch, thời gian triển khai, kết quả cần đạt được, mức độ kiểm soát chi phí,… Sự công khai, minh bạch càng làm tốt đến đâu, nhân viên càng hình dung rõ trách nhiệm bản thân, quản lý càng dễ dàng quản lý đội ngũ nhân sự.
Phát triển nhân viên
Một yếu tố nhất định nhà quản trị cần phải quan tâm đó là con người. Dù quản trị có tốt đến đâu nhưng con người không thực hiện được công việc hay thực hiện công việc không phù hợp thì cũng khó tạo ra được hiệu suất công việc cao. Là nhà quản trị, bạn cần quan tâm khai phá điểm mạnh của từng cá nhân và liên tục đào tạo nâng cao trình độ của họ.
Khâu tuyển dụng cũng rất quan trọng, vì thế là nhà quản trị, bạn cũng cần biết cách thu hút ứng viên, xây dựng kịch bản phỏng vấn để lựa chọn được nhân tài về đầu quân cho doanh nghiệp. Khi lựa chọn đúng người vào đúng việc và đúng văn hóa thì kết quả công việc sẽ được cải thiện, tương đương với hiệu suất cũng gia tăng.
Quản trị hiệu suất truyền thống và xu hướng thay đổi
Ở những mô hình truyền thống, doanh nghiệp thường tiến hành đánh giá mỗi năm một lần dẫn đến sự sai lệch kết quả cũng như không đảm bảo đưa ra chiến lược kinh doanh kịp thời. Việc quản trị này phải là quá trình liên tục. Các nhà quản lý cần cùng nhân viên đối thoại để làm rõ các kỳ vọng, từ đó thiết lập mục tiêu và cung cấp phản hồi thường xuyên.
>>> Xem thêm: Đào tạo quản lý cấp trung: Mắt xích quan trọng tạo kết nối giữa nhà quản lý và nhân viên
Quy trình quản trị hiệu suất gồm 4 bước bao gồm: Lập kế hoạch, triển khai thực hiện đến từng cá nhân, theo dõi tiến độ và đánh giá kết quả. Trước đây, đa phần doanh nghiệp thường chú trọng khâu Đánh giá mà bỏ quên đi hai phần quan trọng nhất là Thực hiện và Theo dõi. Bên cạnh đánh giá để đưa ra những khuyến khích, nhà quản trị cũng cần thường xuyên phản hồi với nhân viên, đào tạo họ vượt qua những khó khăn để kịp thời cải tiến hiệu quả công việc.
Ở thời điểm hiện tại, hai giai đoạn Thực hiện và Theo dõi cũng đang dần được triển khai song song trong suốt quá trình làm việc. Việc triển khai hai công đoạn cùng một lúc sẽ giúp nhà quản trị nắm bắt sát sao quá trình làm việc của nhân viên, sự thay đổi của thị trường để đưa ra những chiến lược phù hợp với từng thời điểm vì không có bản kế hoạch nào có thể đi đúng 100% theo dự tính cả.
Quản trị hiệu suất như thế nào cho hiệu quả vẫn là bài toán khó với các quản lý cấp trung của doanh nghiệp. Nếu vận dụng khéo léo, điều này sẽ trở thành công cụ giúp doanh nghiệp có những bước tiến vượt bậc trên thị trường. Ngược lại, nếu vận dụng sai cách, doanh nghiệp sẽ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xử lý và phân phối công việc dẫn đến sự trì trệ trong tất cả quy trình vận hành.
Học viện G-Talent là đơn vị cung cấp các khóa học Quản trị hiệu suất chuyên nghiệp, bài bản dành cho các nhà quản lý giúp họ tự tin xây dựng hệ thống chiến lược hiệu quả để thúc đẩy được đội ngũ nhân viên. Liên hệ ngay để nhận tư vấn miễn phí.
Phòng Đào tạo thuê ngoài – Giải pháp Đào tạo tổng thể cho doanh nghiệp
Address: Tầng 3, tháp C, tòa Udic Complex, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0966272523
Email: administrator@gtalent.edu.vn
Bài viết liên quan:
5 kỹ năng cần có của quản lý cấp trung
Quản lý cấp trung là cầu nối giữa quản lý ...
Th3
Bí quyết giúp thúc đẩy sự phát triển cá nhân của nhân viên trong doanh nghiệp
Thúc đẩy sự phát triển cá nhân của nhân viên ...
Th3
Tầm quan trọng của đào tạo nhân viên trong ngành Làm đẹp
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng ...
Th3
Cách lựa chọn đối tác đào tạo ngoài phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp
Hiện nay, xu hướng sử dụng dịch vụ phòng đào ...
Th3
Các chiến lược marketing cho ngành Làm đẹp
Việc xây dựng chiến lược marketing trong ngành làm đẹp ...
Th3
Cách chăm sóc và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng trong ngành Nha
Việc chăm sóc và xây dựng mối quan hệ lâu ...
Th3
Xu hướng mới trong ngành Nha năm 2023 và cách áp dụng hiệu quả
Nha khoa được đánh giá là một trong những ngách ...
Th3
Phân tích vai trò và cách thức để trở thành Quản lý cấp trung xuất sắc
Quản lý cấp trung là người giữ vai trò quyết ...
Th2
Truyền thông nội bộ là gì? 5 Cách xây dựng chiến dịch truyền thông nội bộ hiệu quả
Truyền thông nội bộ là một công cụ quan trọng ...
Th2